Tôi đứng về phe nước mắt...

Thứ Tư

NGÔN NGỮ TEEN NÊN ĐÚNG CẢNH, ĐÚNG NGƯỜI VÀ ĐÚNG...TUỔI

Thời gian gần đây, "ngôn ngữ teen" (tạm gọi như vậy) với những kiểu nói méo mó về ngữ âm và "ngọng ngiụ" về vốn từ đã lấn át không chỉ trên mạng mà lan ra cả giao tiếp ngoài đời, thậm chí cả trên báo giấy và cũng đã không ít lần vào bài kiểm tra của học sinh. Những từ ngữ kiểu "tém ảnh" (tấm hình), "chời" (trời), "sao zị" (sao vậy)...cứ nhan nhảm khắp mọi nơi mọi chốn.

Những từ "lạ tai" và mới mới kiểu đó, có những văn cảnh sẽ làm cho người đọc cảm thấy vui hơn. Ví dụ, bạn bè bình thường trò chuyện, mình muốn thể hiện những niềm vui của mình. Nhiều khi, không cần phải nói ra mình đang vui vì điều gì mà chỉ cần thấy những từ đó là biết tâm trạng người đối diện như thế nào. Hoặc một tập thể bàn với nhau về trò chơi, về chuyến đi pic nic...

Tuy nhiên, không phải lúc nào, và đặc biệt không phải tuổi nào cũng có thể áp dụng cách nói đó.

Có lần vào Blog một người bạn, tôi dõi theo một entry rất tâm trạng của anh. Anh viết về tuổi thơ anh, về mẹ với một giọng văn nghiêm túc và cảm động. Đọc đến dòng gần cuối hiện lên dòng comment của một cô gái, chợt tôi chưng hửng. Gần như cô không nhập tâm đến những điều anh chia sẻ mà vẫn lại cứ cái kiểu nói méo mó, ngọng ngiụ của "ngôn ngữ teen". Có thể hơi nặng lời khi dùng hai chữ "vô duyên" nhưng không thể không dùng.

Chiều nay, có một người nhắn tin cho tôi. Dù bận họp nhưng tôi vẫn nhắn lại: "xin lỗi, em bận họp, sẽ nhắn lại anh sau". Ngay lập tức một tràng tin nhắn thiếu nghiêm túc với "ngôn ngữ teen" đổ vào điện thoại tôi. Bực mình vì người ta không hiểu mình đang bận là một chuyện, bực thêm vì cái kiểu ăn nói "cưa sừng" chẳng giống ai kia. Tôi lấy làm lạ vì người đó hơn tôi cả chục tuổi và cũng là một trí thức...

Tối nay bố tôi gọi điện, hỏi bố có lỗi thời hay không mà không thể hiểu nổi cách em tôi dùng tiếng lóng: "50 khìn", "nói chiện"...Tôi cũng chỉ nói với bố: Bố cứ nhắc em thẳng thắn là đừng nói với người đối diện những điều không phù hợp với họ dù nó chỉ đơn thuần là vỏ ngôn ngữ.

Cũng như người hài hước, nếu hgài hước đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ làm cho mọi thứ vui hơn. Nhưng nếu ngược lại, thì người ta sẽ nghi ngờ chính văn hoá của người hài hước!

4 nhận xét:

Cá Gỗ nói...

Hu hu, anh nói đúng quá, thế hệ trẻ bây giờ thay đổi nhiều quá anh ạ, không chỉ trong văn hóa nói mà đặc biệt là trong văn hóa ứng xử. Em chứng kiến nhiều cảnh ứng xử của thế hệ trẻ bây giờ mà thấy não nùng quá. Chúc Anh vui.
Em là em anh Doãn Long
Nếu anh có thời gian ghé thăm blog em: vn.myblog.yahoo.com/dzungdh

Nặc danh nói...

mình cũng dang có ý định nghiên cứu ngôn ngữ chát của tuổi tin để thấy được mặt được và hạn chế của ngôn ngữ này

Unknown nói...

Những suy nghĩ của cậu cũng giống mình.Trong giao tiếp muốn có hiệu qủa phải chú ý tới các nhân tố giao tiếp. Hiện nay một số bạn trẻ chẳng quan tâm tới việc đó. Mình đang cần một số tư liệu để viết về ngôn ngữ tuổi tin(cụ thể là ngon ngữ chát). Mọi người có hãy cung cấp cho nhé. Mình rất cảm ơn!

Unknown nói...

Đây là địa chỉ của mình : vothao76@gmail.com Hãy cung cấp cho mình tài liệu về ngôn ngữ tuổi tin, kèm theo những nhận xét của mọi người càng tốt